Muối tiêu rừng Măng Đen được làm từ rất nhiều nguyên liệu của núi rừng mà nguyên liệu chính là hạt tiêu rừng Măng Đen, những nguyên liệu cơ bản không thể thiếu đó là muối Hà Tĩnh (được đánh giá là loại muối tốt nhất ở Việt Nam), ớt khô, sả, hạt dổi và mắc khén từ rừng Măng Đen được chúng tôi thu mua từ người đồng bào tại địa phương.
Nguồn gốc của món muối tiêu rừng
Tại Tây Nguyên trước đây, người đồng bào dân tộc thiểu số lên nương, đi rừng săn bắn dài ngày thì một trong những món không thể thiếu để làm thức chấm đó là cỏ tranh thay cho muối, hạt tiêu rừng cùng một số loại lá rừng dã nhuyễn, trộn kèm với nhau tạo thành thứ thức chấm thơm ngon vô cùng. Trải qua nhiều năm, người đồng bào nay không còn đi săn bắn, đã ổn định và có một cuộc sống an cư nhưng vẫn giữ được những nét văn hoá riêng của mình, trong đó có món thịt hun khói hay muối tiêu rừng.
Trong mâm cơm, dù có bao nhiêu món ngon như thịt hun khói, thịt lợn quay hay gà nướng xuyên tiêu (tiêu rừng) thì vẫn không thể thiếu muối tiêu rừng. Bởi từng miếng thịt dù có thơm ngon đến đâu mà không quyện thêm một chút cay nồng của ớt, the the của mắc khén và thơm nồng tiêu rừng, hạt dổi thì cũng không được tròn vị.
Hoa quả chấm muối tiêu rừng thôi cũng đủ làm say lòng bao thực khách
Trải qua nhiều lần học hỏi và điều chỉnh công thức để phù hợp với khẩu vị của thực khách mọi miền. Huệ Tâm Măng Đen đã pha trộn 2 loại muối tiêu rừng phù hợp để chấm thịt và chấm hoa quả.
Không chỉ thịt, mà các hoa quả chấm với muối tiêu rừng cũng trở nên thơm ngon đến bất ngờ. Muối tiêu rừng kết hợp với các món ăn như các hương vị của núi rừng hòa điệu làm nên một bản nhạc tuyệt vời trong âm thực. Mặc dù với những ai không ăn được cay thì đây là một thử thách, nhưng khi đã quen rồi thì không sao quên được hương vị thơm ngon đến khó tả ấy.
Nguyên liệu từ núi rừng
Với nguyên liệu chính từ rừng Măng Đen như tiêu rừng, hạt dổi, sả, ớt khô và mắc khén trộn với nhau theo tỉ lệ phù hợp, muối tiêu rừng Măng Đen làm say mê thực khách chính từ sự đơn sơ và mộc mạc như vậy. Tất nhiên hạt dổi phải nướng cho thơm và mắc khén phải rang vàng và giã cho nhỏ thì mới có thể chế biến được.
Giữa bao nhiêu loại thức chấm hiện đại, chẳng cần kì công trong khâu chế biến nhưng từ bao lâu nay người đồng bào vẫn quen với những thứ sinh ra rừng, gắn với từng bước chân, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi muối tiêu rừng không chỉ ngon, không chỉ đặc biệt mà còn là hương vị của rừng già, đã thấm đượm trong tâm khảm của mỗi người con Tây Nguyên.