Dược liệu Kon Tum: Tiêu rừng

Dược liệu Kon Tum: Tiêu rừng

Hạt tiêu rừng là một loại hạt chỉ có ở trong rừng. Cây tiêu rừng là cây thân gỗ hoàn toàn khác biệt với tiêu thường, đây là loại gia vị rất đặc trưng ở Tây Bắc cũng rất nhiều, vị của nó rất thơm, cay nhẹ không nồng như Mắc khén hay hạt dổi.

Hạt tiêu rừng là gì?

Đây là một loại cây thân gỗ, mọc thẳng, có nhiều cành, vỏ nhẵn và không có gai. Lá tiêu rất nhẵn, màu xanh mọc chẽ ra làm 3 lá hai bên và rất xum xuê. Cây tiêu rừng (măng đen) mọc hoang rất nhiều trong rừng các tỉnh từ bắc vào nam đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên như: Cao Bằng, Bắc Kan, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Đắk Lắk và một số nước lân cận như Lào, Campuchia..

Mùa thu hoạch tiêu rừng từ tháng 6-7 hoặc 10-11 hàng năm. Người dân thường vào rừng hái cả cành rồi tách quả nhặt sạch cuộng và sau đó phơi khô cất chữ hàng bán quanh năm

​Quả tiêu rừng mọc xen kẽ trên cành và theo chùm khoảng 3 quả trên 1 chùm. Hạt tiêu rừng có nhiều tinh dầu chúng a có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Khi dùng pha nước chấm chúng ta chỉ cần cho vài trái tiêu rừng là đã dậy mùi thơm rất thơm, phù hợp với hầu hết món ăn, nước chấm của người việt, vị ngọt thanh, không quá cay và thơm vừa đủ để cảm nhận.

Dược liệu Kon Tum: Tiêu rừng
Tiêu rừng sau khi phơi khô, nhìn hơi giống tiêu nhà nhưng có thể phân biệt qua mùi thơm khác nhau

Một ngọn cây tiêu rừng có thể cho ra khoảng 1kg đến 2 kg quả tươi bởi loại quả này rất sai và mọng nước. Hạt của cây tiêu rừng hoàn toàn khác so với loại tiêu thường mà người dân hay trồng (tiêu rừng là cây thân gỗ không phải loại cây dây leo và ra quả theo cành không ra theo chùm như tiêu thường, độ cay cũng nhẹ hơn rất nhiều).

Quả tiêu rừng khi sấy khô có màu nâu, đen chúng ta có thể phân biệt bằng mắt thường, để phân biệt loại hạt này với tiêu trồng chúng ta chỉ cần phân biệt qua mùi thơm của nó rất thơm và ít hắc hơn.

Cách sử dụng hạt tiêu rừng

Sau khi thu hoạch hạt đã được chúng tôi phơi hoặc sấy khô đóng gói theo lừng kích cỡ khác nhau: 500g, 1kg bán đến tận tay quý khách hàng. Khi mua về để đảm bảo hạt tiêu rừng khô luôn giữ được độ thơm cũng như mùi vị như mong muốn chúng tôi khuyên các bạn nên cất chữ bảo quản và khi dùng đến đâu chúng ta mới rang, xay đến đó là tốt nhất. Các bạn không nên rang sẵn quá nhiều như vậy để lâu sẽ làm giảm đi mùi thơm của hạt

Tiêu rừng là một loại gia vị rất phù hợp với các món nướng. Để sử dụng hạt tiêu rừng đúng cách, các bạn nên rang hạt tiêu rừng lên, sau đó cho vào cối xay tiêu, xay cho nhuyễn. Khi nêm vào các món ăn, nên cho một lượng vừa phải, cho quá nhiều, món ăn sẽ đắng và rất khó ăn. Để đạt hiệu quả cao nhất, các bạn nên kết hợp với một số gia vị cơ bản khác.

Dược liệu Kon Tum: Tiêu rừng
Tiêu rừng tươi

Lưu ý khi sử dụng: Các bạn không nên cho quá nhiều khi ướp gia vị món ăn mà chúng ta chỉ nên cho một lượng vừa đủ hoặc ít hơn. Khi ăn nếu món ăn chưa đủ đậm chúng ta có thể tăng phần hạt tiêu ở gia vị chấm lên như vậy đảm bảo món ăn luôn giữ đủ độ đậm đà mà không lo bị đắng.

Mùi vị của hạt tiêu rừng

  • Tiêu rừng có vị thơm, cay nhẹ chứ không cay như hồ tiêu (tiêu thường chúng ta vẫn hay dùng trong bữa ăn).
  • Đặc biệt nhất là hạt tiêu rừng có hương vị của cây xả và mùi lá chanh rất thơm.
  • Hạt tiêu rừng kết hợp với một số gia vị để ướp thịt nướng, rán… sẽ tạo ra một mùi vị thơm ngon cực kỳ đặc trưng. Ngoài ra cũng khá hoàn hảo để pha thức chấm.

Công dụng

  • Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.
  • Rễ được dùng trị 1. Ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày; 2. Phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; 3. Ðầy hơi; 4. Sản hậu ứ trệ
  • bụng đau, kinh nguyệt không đều.
  • Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.
  • Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.

Hạt tiêu rừng có phải là mắc khén không?

Câu hỏi này Huệ Tâm nhận được rất nhiều. Tôi xin khẳng định, tiêu rừng là tiêu rừng, hạt mắc khén là hạt mắc khén, hai loại gia vị này khác nhau hoàn toàn về hình dáng và mùi vị các bạn nhé!

Để tìm hiểu về hạt mắc khén, vui lòng click tại đây!