Hạt dổi là loại gia vị độc đáo, được ví như “vàng đen” của đồng bào dân tộc núi rừng Tây Bắc và Tây Nguyên. Với mùi thơm đặc biệt, loại hạt này dùng làm gia vị, hình thành nên nhiều món ăn đặc sắc, tốt cho sức khỏe.
Cây dổi là gì?
Cây dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis, thuộc chi Ngọc Lan, là loại cây gỗ lớn, thân cao đến 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Phân bổ trong tự nhiên ở vùng núi các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình, Điện Biên – Lai châu,…
Tại Việt Nam chúng có còn nhiều cái tên khác nhau như dổi xanh, dổi bắc, dổi lấy gỗ.
Cây dổi là cây thân gỗ, sống lâu năm, cao chót vót nên để lấy được hạt dổi đã có không ít những cây dổi rừng già bị đốn hạ. Cứ tình hình này chẳng mấy chốc mà hết dổi rừng.
Về sau trong quá trình di cư vào miền Nam, người dân ở đây mang theo cây dổi vào khu vực Tây Nguyên trồng và cho thấy sự sinh trưởng đặc biệt phù hợp, cho năng suất quả và phẩm chất gỗ không thua kém gì ở nơi xuất xứ của cây. Do điều kiện khí hậu không phải là quá lý tưởng, hạt dổi ở Tây Nguyên vẫn không thể có hương vị bằng so với vùng Tây Bắc.
Nói vậy để các bác hiểu rõ giá cả trên thị trường hiện nay thôi, cùng là dổi nhưng hạt dổi Tây Nguyên có phần rẻ hơn so với hạt dổi Tây Bắc. Các bác đi mua hàng nhớ để ý và hỏi rõ nguồn gốc hàng nhé!
Vỏ cây dổi màu xám trắng, nhẵn bóng, phần non của cây thường có lông tơ mịn, về sau mất dần. Cây có dáng thẳng, ít phân cành, tán hình dù, đường kính của tán cây từ 5-7 m. Lá mọc đơn, hình dáng tựa như lá cây cà phê, màu xanh lục gần như nhau ở cả hai mặt lá Đỉnh lá nhọn, đáy lá hình nêm rộng, mặt lá nhẵn bóng, khi vò nát có mùi thơm. Phiến lá khi trưởng thành dài khoảng 15cm – rộng 5-6cm.
Hoa dổi mùi thơm ngát, màu vàng nhạt, có 9 cánh, chia thành 3 lớp với độ dài khác nhau. Mùa ra hoa khoảng tháng 3-4 mùa thu hoạch quả khoảng tháng 9-10.
Quả hình bầu dục, có eo thắt như củ lạc, mặt ngoài có nhiều đốm sáng màu, khi chín thì tách đôi ra. Bên trong quả có 1-4 hạt, khi già có màu đỏ, phơi khô chuyển thành màu nâu, đen.
Cây có đặc tính hướng sáng thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng, khi còn nhỏ có thể chịu bóng, nhưng khi lớn bắt buộc phải vươn cao, vượt lên những cây khác. Do đó bạn mới thấy những cây dổi cao lớn như vậy mà không phải là tán thấp có thể trèo hái được.
Hạt dổi là gì?
Quả dổi tươi
Để có được hạt dổi thương phẩm, chúng tôi đã phải nhặt những quả dổi rơi rụng gốc cây khi đến mùa. Số lượng hạt dổi rừng này không có nhiều nên cực kì đắt đỏ.
Ngoài ra, hạt dổi còn được bà con trèo hái trên những cây dổi rừng hoặc trên đồi trồng được. Những cây dổi này được trồng chủ đích lấy hạt nên không quá cao, có thể trèo hái được. Ở những cây dổi khó với, biện pháp đập cành cho quả dổi rụng là cần thiết.
Một số bà con hạ cây dổi cao hàng chục mét để lấy quả và gỗ. Điều này sẽ khiến những cây dổi rừng cạn kiệt dần trong tương lai. Do đó trồng bổ sung dổi rừng là điều cần thiết.
Hạt dổi khô
Sau khi thu hái, quả dổi tươi được bóc vỏ và phơi khô dưới ánh mặt trời. Hạt dổi rừng ( hạt dổi nếp) có kích thước các hạt không đều và tương đối nhỏ. Dù lên ảnh không đẹp nhưng đây là loại dổi có chất lượng và hương vị tốt nhất hiện nay.
Các loại hạt dổi trên thị trường hiện nay
Trên thị trường tràn ngập rất nhiều loại dổi khác nhau:
Loại 1: Hạt Dổi Rừng của những cây Dổi Rừng cổ thụ, già trên 30 năm, và đặc biệt quan trọng là hạt Dổi chín đỏ trên cây, chỉ khi nào rụng mới đi nhặt về phơi khô. Loại này rất hiếm, và nếu có thì cũng cực kì đắt. Loại dổi này thì bạn có quen biết người trên bản thì may ra mới mua được. Nếu bạn mua ở chợ thì không bao giờ có loại này đâu.
Loại 2: Cũng là của cây Dổi Rừng, nhưng tuổi đời cây ít hơn, và khi khai thác thường được hái quả lẫn giữa quả chín, và quả chưa chín hẳn để lấy hạt mang phơi! Hạt dổi trên thị trường loại đắt nhất chính là loại này.
Loại 3: Cây Dổi trồng, tuổi đời cây còn non. Hạt của nó to và đen hơn loại 1 và 2. Mùi rất hắc, chứa nhiều tinh dầu, nướng không nở căng. Loại này nếu bạn không sử dụng bao giờ thì không thể biết và rất dễ bị nhầm lẫn.
Loại 4: Đây không phải là HẠT DỔI, đa phần người thiếu kinh nghiệm sẽ bị nhầm lẫn khi mua! Hạt rất to, bóng, có hạt Đen, có hạt vàng cánh gián. Bổ đôi hạt ra bên trong ướt, nướng không nở, mùi rất khó chịu.
Tác dụng của cây dổi nói chung và hạt dổi nói riêng
Tác dụng của cây dổi
Vỏ cây dổi chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu có tác dụng chống sốt rét, giãn mạch và chống loạn nhịp, trong đó vỏ quả chứa nhiều chất có tác dụng trừ ho, nhuận tràng; ngoài ra có chất kháng khuẩn, trị táo bón
Trong vỏ cây chứa tinh dầu, trong tinh dầu từ thịt quả và hạt chứa safrol 70,2% (thịt quả), 72,9% (hạt) và methyl eugenol 24,2% (quả) và 18,5% (hạt) có tác dijng trị sốt rét, đau nhức xương khớp, được sử dụng như một vị thốc nam
Thân chủ yếu chứa camphor 23,8%; tinh dầu vỏ thân chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%,(α -caryophyllen 15,6% và elemicin 13,7% có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu.
Gỗ dổi là loại gỗ quý sở hữu giá trị cao về mặt kinh tế. Gỗ dổi có mùi thơm, thớ gỗ màu vàng đẹp mắt , gỗ mịn, đẹp, bền không dễ bị mối mọt, không hay bị cong vênh.
Tác dụng của hạt dổi
Hạt dổi Tây Bắc nổi tiếng có rất nhiều công dụng
Hạt dổi là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng về chữa các bệnh tiêu hóa xương cốt. khi là gia vị ăn kèm mới những đồ ăn lạnh như tiết canh, ốc sẽ tránh được rối loạn tiêu hóa hay tiếu chảy.
Hạt dổi có tác dụng chữa tiêu hóa và xương cốt không những rất hiệu quả mà còn dễ ăn, dễ sử dụng.
Khi sử dụng hạt dổi làm gia vị để ướp đồ nướng, làm gia vị chấm thịt luộc, thịt cay, bạn sẽ bị nghiện vì vị thơm thơm, cay cay khó cưỡng của nó
Ngoài ra khi sửa dụng hạt dổi để ngâm rượu còn có tác dụng giúp điều trị các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hay gai cột sống
Sử dụng và chế biến cây dổi như thế nào?
Vỏ quả, rễ, vỏ cây, thân, lá
Quả Giổi hay vỏ rễ, vỏ cây, thân, rễ chỉ cần sắt nhỏ ra, xao khô
Hàng ngày lấy khoảng 30g sắc với nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.
Hoặc bạn có thể sắc uống thay trà trong ngày
Gỗ dổi
Gỗ dổi được sử dụng làm bàn ghế, đồ nội thất
Gỗ dổi được dùng khiến nhà, đóng đồ nội thất như tủ bếp, kệ tivi, bàn trà, sàn gỗ dổi, bàn ghế sofa gỗ , giường phản nằm và những sản phẩm mỹ nghệ…
Ngoài ra gỗ dổi còn được dùng làm dụng cụ cho ngành nông nghiệp và công nghiệp
Hạt dổi
Hạt dổi được sử dụng để pha gia vị chấm
Hạt Dổi Bột Canh Ớt tươi Mắc Khén: tất cả đem trộn đều trong 1 bát nhỏ, mùi thơm của hạt dổi lẫn với mùi thơm của hạt mắc khén, lại thêm vị cay của ớt làm cho món chấm của chúng ta thêm hấp dẫn
Đơn giản hơn các bạn chỉ cần hạt dổi trộn đều với muối rang vàng, hoặc bột canh, là đã có 1 đĩa chấm rất ngon. Tuyệt vời khi chấm với cá món như Gà/Ngan/Vịt luộc, Thịt Luộc, lòng phèo, dạ dày luộc ….
Một thức chấm kết hợp hoàn hảo giữa hạt dổi và mắc khén tạo nên mùi thơm ngon khó cưỡng. bạn cần hạt mắc khén, hạt dổi nướng thơm, tỏi, gừng, muối, húng dũi, mùi tàu, ớt nướng lên, tất cả cho vào cối giã nhỏ, càng nát mịn càng ngon.
Hạt dổi để ướp các món nướng
Đối với thịt nướng: bạn chỉ cần chuẩn bị thịt lợn, hạt dổi, hành khô, muối, mì chính cùng các loại gia vị khác. Ướp thịt cùng các gia vị trên tầm 30 phút, sau đó cho thịt lên xiên nướng, nhớ xoay đều để thịt chín đều, đẹp mắt và vàng hơn nhé. Cuối cùng việc còn lại của bạn chỉ là chén mà thôi
Hạt dổi tiết canh: Hạt dổi chỉ cần nướng lên, giã nhỏ rồi rắc lên trên bát tiết canh, để ăn cùng với tiết canh, món này rất đặc biệt và rất ngon. Và còn có tác dụng chống tiêu chảy nhé.
Hạt dổi còn dùng để làm đồ nêm nếm: Hạt Dổi nướng thơm, không giã, cho vài hạt vào nồi nấu nước dùng Phở. Sẽ cho bát phở ngon và hương thơm đậm đà. Hương vị cay cay tê tê ăn vào là phê.
Cho vài hạt dổi vào nấu với canh măng tươi và xương bò. Đa số các món liên quan đến măng cứ cho hạt dổi vào rất hợp và thơm ngon. Chắc hẳn đây sẽ là bí quyết dành cho chị em đó
Dùng chữa đau bụng
Từ dân gian truyền lại rằng mỗi khi thấy đau bụng, chỉ cần lấy 1 hạt ra nhai nuốt là khỏi. Ăn hạt dổi theo cách đó hơi cay và hắc, nhưng so với việc chữa khỏi đau bụng thì quả là tuyệt cú mèo.
Hạt dổi ngâm rượu
Ngoài để làm gia vị, ướp, thêm vào đồ ăn, vị thuốc chữa đau bụng, hạt dổi còn sử dụng để ngâm rượu để xoa bóp và uống để trị các bệnh về xương khớp
Cách ngâm rượu bằng hạt dổi rất đơn giản, bạn chỉ việc lấy 100 gr hạt dổi ngâm với 300ml rượu, để khoảng 2 – 3 tháng là có thể sử dụng. bạn có thể xoa bóp vào chỗ bị đau xương khớp để điều trị các bệnh về xương nhé..
Woa, giờ thì các bạn đã biết vì sao hạt dổi và các bộ phận trên cây dổi đều được săn đón như vậy chưa. Hạt dổi và tác dụng của nó đã khiến bạn bất ngờ phải không nào. Những ngày đông lạnh lạnh cùng lũ bạn hay gia đìng ngồi bên bếp than quay thịt ngửi hương thơm dịu nhẹ, nếm thử hương vị cay cay tê tê của món thịt nướng hạt dổi thì còn gì bằng. Hãy cùng nhau thử nhé.
Gợi ý một số món ăn với hạt dổi
Hạt dổi ngon nhất là khi chấm chung với các loại thịt như thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn hoặc lòng lợn luộc đều rất ngon.
Đặc sản Tây Nguyên có lẩu xuyên tiêu, gà nướng cơm lam, thịt hun khói Măng Đen thường sử dụng hạt dổi để ướp chung làm món ăn thơm ngon, đậm vị hơn.
Bên cạnh đó, món tiết canh ăn chung với hạt dổi cũng rất ngon. Chỉ cần giã nhuyễn hạt dổi để ăn chung với tiết canh là được.
Làm thịt gác bếp: Với món thịt gác bếp, người dân vùng cao thường sử dụng hạt dổi chung với mắc khén để ướp cho thịt vừa thơm, vừa có vị đặc trưng hơn.
Chẳm chéo: Đây là một loại nước chấm đặc trưng của người Thái với nghĩa là nước chấm kết hợp bởi nhiều mùi rau. Đây là món chấm cực kỳ ngon và cầu kỳ của người Thái để ăn chung với thịt cá.
Có thể thấy rằng hạt dổi chính là thứ gia vị cực kỳ đặc trưng ở vùng núi Tây Bắc, tạo nên hương vị tuyệt vời khó quên cho những món ăn ở nơi đây. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn được về loại gia vị siêu đặc biệt này để có thể thử sử dụng nêm nếm cho bữa ăn gia đình thêm lạ miệng nhé!